Chén Bê tông mài là gì? Ưu điểm, ứng dụng của thi công bê tông mài

04/04/2023 Đăng bởi: GIA HÒA

Thi công bê tông mài là công đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng của những bước tiếp theo. Chính vì thế, ngoài những kỹ thuật chuyên sâu, nhân công còn nên nắm bắt quy trình thi công bê tông mài. Dưới đây là trình tự các bước cơ bản nhất khi thi công bê tông mài.

Thi công bê tông mài là gì?

Chén Bê tông mài bóng là 1 công nghệ nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội. Đơn vị thi công bê tông mài sẽ sử dụng máy mài đánh bóng, kết hợp cùng các đầu số đĩa mài mòn kim cương. 

Nhờ có độ cứng và khả năng mài mòn hiệu quả, máy móc sẽ làm mòn đi lớp bề mặt, tạo độ nhẵn mịn, bóng láng. Tuỳ theo mong muốn, yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị thi công sẽ điều chỉnh mức độ bóng của bê tông phù hợp.

 

 

Ưu điểm khi thi công chén bê tông mài

Độ bền cao

Không phải ngẫu nhiên mà các hộ gia đình hiện nay đều có xu hướng thi công sàn bê tông mài. Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là độ bền cao. Sàn được lát bằng bê tông trộn lẫn đá tự nhiên hoặc nhân tạo. Do đó, khả năng chống chịu trước tác động của môi trường, con người rất cao.

Điều này cũng góp phần nâng cao vòng đời sử dụng của sàn. Chúng ta hầu như không cần tốn thời gian, công sức cho việc bảo hành, bảo trì.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí đầu tư, thi công bê tông mài không quá đắt đỏ. Nhìn chung, các chủ đầu tư hiện nay đều đủ khả năng tài chính để gia công loại sàn nói trên.

Đặc biệt, vì không cần bảo trì, sửa chữa thường xuyên mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể.

Thiết kế đa dạng, nghệ thuật

Những mẫu sàn bê tông mài hầu hết đều có mẫu mã đẹp mắt nhờ kết hợp đá, cát, bột, bê tông,… Người ta còn chủ động điều chỉnh tỷ lệ để tạo nên hoa văn, màu sắc như ý.

Tuỳ theo sở thích, chủ đầu tư có thể tham khảo và lựa chọn loại đá thích hợp cho việc lát sàn.

Bảo vệ sức khoẻ con người

Không phải ai cũng biết đến tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sàn bê tông mài. Bề mặt sàn có khả năng kháng hoá chất, tránh ảnh hưởng tới người dùng.

Quy trình thi công bê tông mài cơ bản

Để thi công bê tông mài, nhân công nên thực hiện lần lượt các bước dưới đây.

Bước 1: Kiểm tra bề mặt và chuẩn bị

Đây là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng không kém. Việc kiểm tra mặt bằng để đánh giá mức hư hỏng, gồ ghề sẽ giúp chúng ta có phương án thi công hiệu quả.

Nếu như sàn không quá gồ ghề, vết nứt không đáng kể, quá trình chuẩn bị, xử lý sẽ đơn giản hơn. Ngược lại, sẽ cần lưu ý, điều chỉnh nhiều hơn nếu bề mặt thiếu bẳng phẳng, nhiều khuyết tật.

Đối với sàn nhà được phủ sơn epoxy hoặc keo, công nhân cần loại bỏ trước khi bắt tay thực hiện đánh bóng.

Bước 2: Mài bề mặt

Sau khi đã chuẩn bị bề mặt hoàn tất, nhân công có thể bắt tay vào mài bề mặt với máy móc, thiết bị chuyên dụng. Khi mài, sử dụng lần lượt các loại đĩa mài với độ nhám từ thấp đến cao.

Tăng dần lên đĩa mài có độ nhám 100-200 grits. Đối với mỗi đĩa mài, chỉ cần hoàn thành ít nhất 2 lần qua lại.

Nếu như bề mặt vẫn chưa nhẵn, hãy tăng cường số lần mài cho phù hợp.

 

Bước 3: Hóa chất tăng cứng

Kiểm tra bề mặt để chắc chắn đạt được độ phẳng như mong muốn. Tiếp theo, sử dụng hoá chất tăng cứng nhằm nang cao độ bền, khả năng chịu lực của bê tông. Ngoài ra, hoá chất còn bảo vệ sàn trước nguy cơ bay màu, thấm nước.

Sử dụng hoá chất phù hợp và đúng cách sẽ giúp cho sàn được đánh bóng tốt hơn. Như vậy, thành phẩm cuối cùng cũng đẹp mắt, sang trọng đáng kể.

Bước 4: Tiến hành đánh bóng

Sau khi hoàn thiện quá trình mài và tăng độ cứng cho bề mặt, chúng ta sẽ chuyển sang công đoạn đánh bóng. Ở bước này, nhân công dùng những loại đĩa mài đặc biệt để mài nhẵn và làm cho bề mặt sàn bóng lên.

Thay đổi đĩa mài nhám sao cho độ nhám tăng dần từ 100 đến 200,400 grits. Nếu muốn độ bóng càng cao thì sử dụng đĩa mài có độ nhám càng lớn tương ứng.

Bước 5: Phủ bề mặt

Sau khi đã mài bề mặt đạt độ bóng như yêu cầu, đơn vị thi công cần phủ bề mặt bằng nước hoặc dung môi. Lớp phủ này sẽ giúp chống lại dầu mỡ, bụi bẩn tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cảm nhận được độ bóng loáng của bề mặt hơn nhiều so với những công đoạn trước.